Cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm Theo thông tư 78

19/08/2024

19/08/2024

14

 

Quy định về hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm theo thông tư 78

 

Theo Điểm e, Điều 7 của Thông tư 78/2021/TT- BTC:

“Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.”

Cũng tại Khoản 6 Điều 12 của Thông tư 78/2021/TT- BTC có ghi:

“Kể từ thời điểm doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này, nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà hóa đơn này có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn điện tử mới (hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót.”

Các tình huống cần hóa đơn điều chỉnh là gì?

Trong một vài trường hợp, hóa đơn đã lập có giá trị không đúng với thực tế. Lúc này, quý khách cần lập một biên bản để ghi nhận sự giảm giá trị và xuất hóa đơn điều chỉnh giảm.

Những trường hợp cần điều chỉnh hóa đơn

Những trường hợp cần điều chỉnh hóa đơn

Khi viết sai hóa đơn

Với những hóa đơn điện tử bị viết sai, người ta thường xuất hóa đơn điều chỉnh giảm để xử lý. Nội dung này cũng được quy định cụ thể tại Điều 19 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 7 của Thông tư 78/2021/TT-BTC.

Khi thực hiện giảm giá bán hàng hóa

Trong một vài trường hợp, khi hàng hóa bán ra đã được lập hóa đơn điện tử và hạch toán doanh thu nhưng phát hiện lỗi. Doanh nghiệp quyết định giảm giá bán cho khách hàng. Lúc này, kế toán cần xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị cho đơn hàng.

Khi thực hiện chiết khấu thương mại

Sau khi kết thúc chương trình khuyến mại, nếu số tiền chiết khấu cuối cùng cao hơn so với các khoản đã giảm trước đó thì kế toán cần lập hóa đơn điều chỉnh cho khách hàng.

Khi điều chỉnh giảm doanh thu do quyết toán công trình xây dựng

Nếu giá trị quyết toán cuối cùng của công trình xây dựng thấp hơn do với giá trị dự trù trước đó thì cần thực hiện xuất hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu.

Hướng dẫn cách xuất hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu

Việc xuất hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu sẽ có sự khác biệt theo từng yếu tố, cụ thể đó là sai số lượng hàng hóa, dịch vụ, sai đơn giá và chiết khấu thương mại. Cụ thể về cách xuất hóa đơn, quý khách vui lòng xem nội dung ngay sau đây.

Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo từng trường hợp

Hướng dẫn xuất hóa đơn điều chỉnh giảm theo từng trường hợp

Trường hợp 1: Hóa đơn sai số lượng hàng hóa, dịch vụ

Trong trường hợp hóa đơn điện tử đã xuất bị sai số lượng hàng hóa, dịch vụ thì kế toán sẽ thực hiện xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm như sau:

 

    • Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh giảm giá trị hóa đơn đã lập sai, trong đó ghi rõ sai sót về số lượng hàng hóa, dịch vụ viết không đúng.
    • Bước 2: Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm, mục tên hàng hóa, dịch vụ sẽ ghi “Hóa đơn điều chỉnh giảm số lượng của hóa đơn GTGT ký hiệu … , mẫu số … , số …, ngày … tháng … năm … ”.

 

Trường hợp 2: Hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá, tổng tiền

Nếu quý khách phát hiện đơn giá, tổng tiền thực tế của đơn hàng thấp hơn so với hóa đơn đã ghi thì cần xuất hóa đơn điều chỉnh giảm.

 

    • Mục tên hàng hóa, dịch vụ sẽ ghi “Điều chỉnh giảm đơn giá, tiền thuế của mặt hàng A trên hóa đơn số … , ký hiệu … , ngày … tháng … năm … từ (số tiền ban đầu trên hóa đơn) thành (số tiền thực tế).
    • Mục số lượng ghi số lượng hàng hóa cần điều chỉnh.
    • Mục đơn giá chỉ ghi số tiền muốn điều chỉnh của một đơn vị hàng hóa.
    • Mục thành tiền ghi tổng số tiền cần điều chỉnh (số lượng x đơn giá).

 

Ví dụ: Giá trị hóa đơn đã xuất là 12.500.000đ, tuy nhiên giá trị thực tế chỉ là 10.000.000đ. Lúc này, quý khách cần thực hiện điều chỉnh giảm hóa đơn như sau:

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6 = 4 x 5

01

Điều chỉnh giảm đơn giá cho hóa đơn số 0006789, ký hiệu TU/18P, ngày 01/01/2023 từ 12.500.000 thành 10.000.000.

Chiếc

10

250.000

2.500.000

Cộng tiền hàng:

2.500.000

Thuế suất GTGT: 10%, Tiền thuế GTGT:   

250.000

Tổng cộng tiền thanh toán                                                                            

Số tiền viết bằng chữ: Hai triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng chẵn.

2.750.000

Trường hợp 3: Điều chỉnh hóa đơn chiết khấu thương mại

Theo quy định tại Khoảng 2.5, Phụ lục 4, Thông tư số 39/2014/TT-BTC có ghi như sau:

Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *