Chữ ký số doanh nghiệp – Những điều bạn cần biết

19/08/2024

19/08/2024

25

1. Chữ ký số doanh nghiệp là gì 

Chữ ký số dành cho các tổ chức, doanh nghiệp là chữ ký trên môi trường điện tử, có giá trị pháp lý như con dấu của tổ chức, doanh nghiệp. Hiện nay, chữ ký số doanh nghiệp được coi như một công nghệ xác thực, đảm bảo an ninh, an toàn cho các hoạt động giao dịch qua Internet. Bên cạnh đó, trong Luật doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận con dấu của doanh nghiệp được tồn tại dưới 2 hình thức. Cụ thể: Con dấu của doanh nghiệp được làm ở cơ sở khắc dấu và dấu của doanh nghiệp dưới hình thức của chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Quy định đã chính thức công nhận chữ ký số là con dấu của doanh nghiệp.
Về phần thông tin có trong chữ ký số dành cho doanh nghiệp sẽ bao gồm:
    • Tên của Doanh nghiệp bao gồm: Mã số thuế, Tên Công ty….
    • Số hiệu của chứng thư số (số seri)
    • Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
    • Tên của tổ chức chứng thực chữ ký số (Ví du: VNPT-CA)
    • Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số
    • Các thư hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng số
    • Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
    • Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông.
chữ ký số doanh nghiệp-01.png
 
2. Mục đích của việc sử dụng chữ ký số trong doanh nghiệp
Chữ ký số dùng để chứng thực tất cả các chứng từ điện tử phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp. Dưới đây là 3 mục đích điển hình nhất tổ chức cần sử dụng chữ ký số:
Ký số trên hợp đồng đối tác
Hợp đồng hợp tác đối tác giữa hai tổ chức là hợp đồng xác minh việc thực hiện trách nhiệm, quyền lợi của đôi bên theo thỏa thuận. Chữ ký số doanh nghiệp thay cho chữ ký tay của đại diện hai bên xác thực tính pháp lý của hợp đồng điện tử.
Ký số đảm bảo tính pháp lý trên hóa đơn điện tử 
Hóa đơn điện tử là chứng từ bắt buộc phải có chữ ký số mới đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn điện tử.
Theo quy định tại nghị định 119/2020/NĐ-CP tất cả doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử trước ngày 1-7-2022. Tuy nhiên việc sử dụng trước thời hạn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.
Chứng thực giao dịch điện tử của tổ chức
Các giao dịch từ ngân hàng, nộp thuế, kê khai bảo hiểm xã hội, hải quan,…cần có chữ ký số của doanh nghiệp để xác minh mới có giá trị khi quyết toán với cơ quan thuế.
3. Đăng ký sử dụng chữ ký số doanh nghiệp
Để có thể đăng ký sử dụng chữ ký số tổ chức, doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật, doanh nghiệp cần lưu ý như sau:
    • Cần đảm bảo chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
    • Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
      • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia
      • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
      • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
      • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng
    • Đảm bảo khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
Thủ tục đăng ký chữ ký số tổ chức, doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp mới, việc sử dụng chữ ký số ngày càng được sử dụng rộng rãi, bởi nó giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn đến việc kê khai, giao dịch. Vậy để sử dụng được chữ ký số, doanh nghiệp cần làm các thủ tục đăng ký nhất định.
Một bộ hồ sơ đăng ký chữ ký số cơ bản sẽ có những giấy tờ sau:
    • Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động
    • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp;
    • Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, tổ chức (hoặc hộ chiếu).
Chỉ với 3 giấy tờ nêu trên, các tổ chức, doanh nghiệp đã có thể hoàn tất thủ tục đăng ký sử dụng chữ ký số. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, Quý khách hàng cần nộp đến các đơn vị cung cấp chữ ký số đã lựa chọn để tiến hành các bước tiếp theo. Mức lệ phí cũng sẽ tùy thuộc vào từng cơ quan đưa ra cũng như tùy vào từng gói dịch vụ do doanh nghiệp của bạn lựa chọn.
4. Doanh nghiệp có bắt buộc dùng chữ ký số
Hiện tại không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số trong hoạt động kinh doanh.
Theo khoản 3 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số, cụ thể:
Các trường hợp  Căn cứ pháp lý 
Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán. Điểm e khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC.
Hóa đơn điện tử khi mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, khi sử dụng hóa đơn điện tử phải có phần chữ ký số. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật. Khoản 10 Điều 17 Luật quản lý thuế 2019.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *