IFRS là gì? Tại sao nên chuyển đổi từ VAS sang IFRS?
IFRS là gì?
Vào ngày 16/03/2022, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 345/QĐ-BTC về việc phê duyệt “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam”. Theo đó, quá trình chuyển đổi từ Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS sang Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS sẽ được áp dụng bắt buộc từ năm 2025. Vậy, cụ thể IFRS là gì?
IFRS có tên đầy đủ là International Financial Reporting Standards. Đây là chuẩn mực do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế International Accounting Standards Board (IASB) thiết kế và phát triển.
Mục tiêu chính của IFRS chính là cung cấp một bộ quy tắc về cách lập và trình bày báo cáo tài chính sao cho có sự thống nhất, minh bạch và có thể so sánh trên phạm vi toàn thế giới. Nhờ đó, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trở nên thống nhất và đảm bảo tin cậy, có thể so sánh với các doanh nghiệp khác, hay rộng hơn là các quốc gia khác.
Danh sách các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS là gì?
Tính đến thời điểm hiện tại, IFRS có tất cả 16 chuẩn mực. Trong đó chuẩn mực IFRS 4 được cập nhật và thay thế bởi IFRS 17.
Danh sách các chuẩn mực IFRS
Tầm quan trọng của IFRS trong bối cảnh hiện nay
Việc chuyển đổi sang Chuẩn mực Báo cáo Tài chính IFRS có vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay.
-
- Tạo ra ngôn ngữ kế toán chung trên toàn thế giới, cung cấp cách lập và trình bày báo cáo tài chính theo một khuôn khổ thống nhất và đáng tin cậy.
- Nhờ IFRS mà mọi doanh nghiệp, nhà đầu tư, kế toán viên, kiểm toán viên đều có thể hiểu, sử dụng và có cái nhìn tổng quan về tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.
- Chuẩn mực IFRS cũng giúp phản ánh giá trị thực tế của tổ chức, doanh nghiệp, hơn các chuẩn mực riêng của từng quốc gia hay chuẩn mực IAS chủ yếu mang nguyên tắc kế toán quốc tế là giá gốc.
- Với các doanh nghiệp có chi nhánh đa quốc gia thì việc chuyển đổi sang chuẩn mực quốc tế chung IFRS sẽ giúp tối ưu được chi phí chuyển đổi báo cáo tài chính. Bên cạnh đó cũng giúp chuẩn hóa các thủ tục kế toán, dễ dàng hơn trong việc quản lý nhân sự bằng một ngôn ngữ kế toán chung.
- Bắt kịp xu hướng chuyển đổi sang chuẩn mực quốc tế IFRS của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo số liệu thống kê vào tháng 4/2018 của IFRS.org, có hơn 144/166 quốc gia đã bắt buộc dùng chuẩn mực IFRS. Tại Việt Nam hiện cũng đang bắt đầu triển khai và dự kiến áp dụng bắt buộc IFRS vào năm 2025.
IFRS được ban hành để tạo ra ngôn ngữ kế toán chung trên toàn thế giới
Lợi ích của việc áp dụng IFRS tại Việt Nam
Theo khuyến cáo từ Ngân hàng Thế giới, các quốc gia ưu tiên áp dụng IFRS. Bởi, đây là chuẩn mực được quốc tế áp dụng rộng rãi, vận dụng linh hoạt hơn so với các chuẩn mực riêng của từng quốc gia. Tại Việt Nam, việc áp dụng IFRS cũng mang đến nhiều lợi ích to lớn.
Là “ngôn ngữ” chung
IFRS được xem như ngôn ngữ kế toán chung của các quốc gia trên thế giới. Thông qua IFRS, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể hiểu, đánh giá và so sánh thông tin tài chính giữa các đơn vị một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Dễ dàng tạo dựng khuôn khổ pháp lý theo chuẩn quốc tế
Một trong những lợi ích của việc áp dụng IFRS mà doanh nghiệp không nên bỏ qua đó chính là được niêm yết trên thị trường quốc tế. Ngoài ra cũng có thể nhận được các khoản vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế,… Đồng thời tạo ra một khuôn khổ pháp lý chung trên toàn thế giới.
IFRS giúp tạo dựng khuôn khổ pháp lý theo chuẩn quốc tế
Cụ thể:
-
- Đối với thị trường sơ cấp: Tạo ra căn cứ pháp lý rõ ràng cho các ngân hàng, tổ chức tài chính trong việc hạch toán các công cụ tài chính, ví dụ như hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn,…
- Đối với thị trường thứ cấp: Góp phần thúc đầy hoạt động đầu tư vào các công cụ tài chính phái sinh thông qua việc ban hành đầy đủ chuẩn mực BCTC. Bên cạnh đó còn giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng nâng hạng.
Nâng cao tính minh bạch và trung thực của BCTC
Các khoản mục BCTC theo yêu cầu của chuẩn mực IFRS phải được ghi nhận và trình bày theo bản chất. Điều này giúp giảm thiểu sự tác động của các hình thức giao dịch đến phương pháp kế toán. Đồng thời cũng tạo nên sự trực quan, dễ so sánh giữa BCTC của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp khác trên thế giới.
Bên cạnh đó, yêu cầu về trình bày và thuyết minh cũng trở nên đầy đủ và chi tiết hơn. BCTC có thể cung cấp được tình hình tại thời điểm báo cáo một cách chính xác. Từ đó cũng giúp ban giám đốc có căn cứ và công cụ để đánh giá, cũng như điều hành phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và trong tương lai.
IFRS giúp nâng cao tính minh bạch và trung thực trong BCTC
Nhìn chung
Từ kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp châu Âu, đó là họ đã không thực hiện chuyển đổi sang IFRS từ sớm. Điều này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định phạm vi công việc khi lập kế hoạch. Đồng thời không xác định được các vấn đề cốt lõi cần ưu tiên xử lý.
Vì vậy, quá trình chuyển đổi nên được thực hiện từ sớm và tận dụng nhất quán hệ thống nhân sự kế toán từ khi bắt đầu cho đến khi lập BCTC. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tối ưu được chi phí liên quan và thu về được nhiều lợi ích lâu dài sau khi chuyển đổi.
Sự khác nhau giữa IAS và IFRS là gì?
Để so sánh chuẩn mực IAS và IFRS, quý khách có thể tham khảo thông qua bảng dưới đây.
Nguyên nhân có sự chuyển đổi từ IAS sang IFRS là gì?
Trước đây, các quốc gia trên thế giới cũng có chuẩn mực quốc tế chung đó là IAS. Vậy, tại sao không áp dụng IAS mà phải chuyển đổi sang IFRS? Có thể giải thích lý do có sự chuyển đổi này thông qua 3 nguyên nhân chính sau đây.
Sự chuyển đổi từ IAS sang IFRS là điều tất yếu
Nguyên tắc giá gốc không còn phù hợp
Mặc dù, IAS cũng là chuẩn mực kế toán quốc tế, bao gồm các tiêu chuẩn, nguyên tắc và khuôn khổ chung có thể áp dụng cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chuẩn mực này chủ yếu tuân theo nguyên tắc giá gốc – nguyên tắc đã không còn phù hợp với nền kinh tế hiện tại.
Trong khi đó, IFRS được phát hành và trở thành một bản cập nhật đầy đủ và hiện đại hơn so với IAS. Bên cạnh đó, chuẩn mực kế toán mới này nghiêng về nguyên tắc giá trị hợp lý, phù hợp hơn với bối cảnh mà khoảng cách giữa giá gốc và giá trị thực tế của tài sản ngày càng lớn.
Vì vậy, sự ra đời của IFRS như một điều tất yếu để phản ánh đúng giá trị hợp lý của tài sản. Thông qua IFRS, các doanh nghiệp trên toàn thế giới có thể tìm được một khuôn mẫu, tiếng nói chung trong công tác kế toán tài chính.
Sự bất cập trong việc chuyển đổi giữa chuẩn mực của từng quốc gia và IAS
Hầu như các quốc gia trư