Trả lời các câu hỏi thường gặp Fast e-Invoice

20/08/2024

19/08/2024

11

1. Chúng tôi đang sử dụng phần mềm ERP Fast Business Online của FAST, vậy khi mua Fast e-Invoice muốn tích hợp vào phần mềm nghiệp vụ thì chúng tôi có phải trả thêm phí tích hợp không, và trả bao nhiêu?


Trả lời:

Nếu Quý Khách đang sử dụng phần mềm ERP Fast Business Online hay các phần mềm khác của FAST như phần mềm kế toán Fast Accounting… của FAST thì Quý Khách sẽ không phải trả thêm phí tích hợp của phần mềm này với giải pháp Fast e-Invoice.

3. Chúng tôi đang sử dụng giải pháp lập hóa đơn của nhà cung cấp khác, nay chúng tôi mua phần mềm kế toán Fast Accounting và vẫn muốn tiếp tục sử dụng giải pháp lập hóa đơn đang có, chưa muốn chuyển sang giải pháp Fast e-Invoice. Vậy FAST có phối hợp với đối tác của chúng tôi để tích hợp 2 phần mềm với nhau không và chi phí tích hợp này là bao nhiêu?

Trả lời:

Hiện nay FAST đã tích hợp phần mềm nghiệp vụ của FAST (Fast Accounting, Fast Business, Fast Financial…) với một số giải pháp lập hóa đơn điện tử của một số nhà cung cấp trên thị trường như VNPT, Viettel, Thái Sơn…

Đây là ưu điểm của FAST so với một số nhà cung cấp phần mềm nghiệp vụ khác, cho phép Quý Khách lựa chọn nhà cung cấp giải pháp lập hóa đơn điện tử.

Chi phí tích hợp giữa 2 phần mềm tùy thuộc vào Quý Khách đang sử dụng phần mềm nghiệp vụ nào của FAST: Fast Accounting, Fast Business… và phụ thuộc là sử dụng bản chuẩn đóng gói hay là bản có chỉnh sửa liên quan đến hóa đơn và những chỉnh sửa này là nhiều hay ít. Trường hợp này nhân viên kinh doanh của FAST sẽ trao đổi cụ thể với Quý Khách.

4. Công ty chúng tôi có VP công ty và 2 chi nhánh, mỗi chi nhánh có mã số thuế và có nhu cầu xuất hoá đơn riêng theo từng chi nhánh, vậy chúng tôi phải mua bao nhiêu tài khoản để sử dụng Fast e-Invoice?

Trả lời:

Trường hợp này thì tùy nhu cầu cụ thể của Quý Công ty. Phụ thuộc vào mức độ quản trị tập trung cao hay là phân tán quản trị cho các nơi. Nếu quản lý tập trung thì chỉ mua một tài khoản. Người quản trị chung tạo các người sử dụng (user) khác nhau cho các chi nhánh và phân quyền sử dụng theo yêu cầu. Nếu phân tán quản lý thì mỗi chi nhánh có mã số thuế riêng sẽ mua một tài khoản riêng để tự quản lý, phân quyền trong nội bộ chi nhánh của mình.

5. Công ty chúng tôi có 2 chi nhánh phụ thuộc, VP công ty chính thông báo lập hoá đơn và phân bổ cho các chi nhánh phụ thuộc sử dụng, vậy tôi phải mua bao nhiêu tài khoản để sử dụng Fast e-Invoice?

Trả lời:

Nếu các chi nhánh đều là phụ thuộc thì doanh nghiệp chỉ phải mua 1 tài khoản sử dụng Fast e-Invoice.

6. Doanh nghiệp tôi dự kiến sử dụng khoảng 1.000 hoá đơn/ năm thì chúng tôi phải trả bao nhiêu tiền?

Trả lời:

Quý Khách sẽ phải trả các khoản phí như sau:

Phí khởi tạo tài khoản: 450.000đ
Phí mua gói 1.000 hóa đơn: 690.000đ
=> Tổng phải trả là : 1.140.000đ
Tuy nhiên, nếu hóa đơn doanh nghiệp chưa sử dụng hết trong năm thì sẽ được chuyển sang năm tài chính tiếp theo để dùng tiếp.

7. Hàng năm doanh nghiệp tôi phát hành một số lượng lớn hoá đơn, vậy FAST có chính sách giá ưu đãi gì cho chúng tôi không?

Trả lời:

Có. Trường hợp này các nhân viên kinh doanh của FAST sẽ trao đổi cụ thể với khách hàng về mức ưu đãi, tùy số lượng hóa đơn hàng năm mà khách hàng phát hành.

8. Năm nay tôi mua 1.000 hoá đơn nhưng dùng hết 900 tờ hoá đơn, sau khi hết thời hạn duy trì tài khoản tôi không gia hạn tiếp thì 100 tờ hoá đơn còn lại có được sử dụng tiếp hay không?

Trả lời:

Nếu doanh nghiệp không gia hạn duy trì tài khoản nữa thì sẽ không lập hóa đơn trên Fast e-Invoice được, dù doanh nghiệp còn số lượng hóa đơn đã mua nhưng chưa sử dụng hết.

9. Doanh nghiệp tôi đang sử dụng Fast e-Invoice, giờ muốn thay đổi thông tin về địa chỉ của công ty nhưng không thay đổi mã số thuế thì tôi có tiếp tục sử dụng được không, có phí trả tài khoản phí nào không?

Trả lời:

Doanh nghiệp không thay đổi Mã số thuế, chỉ thay đổi thông địa chỉ thì vẫn dùng được Fast e-Invoice để lập hóa đơn, và không phải trả thêm khoản phí nào phí để thay đổi thông tin về địa chỉ công ty.

10. Đơn vị cung cấp giải pháp lập hóa đơn điện có phải được thẩm định, xác nhận từ cơ quan thuế?

Trả lời:

Theo điều 31, chương 4 về “tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử” của nghị định 119/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 12-9-2018, thì các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thông thường, không có mã của cơ quan thuế, chỉ cần xem xét các điều kiện quy định trong nghị định, nếu tự xét thấy mình đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu ra trong nghị định là có quyền cũng cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, mà không cần phải thông qua thẩm định, xét duyệt của cơ quan thuế.

Chỉ có các đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và các đơn vị làm trung gian khai báo thuế điện tử (tổ chức TVAN) thì phải được kiểm định và ký hợp đồng với cơ quan thuế.

Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp mà cơ quan thuế thấy rằng có nguy cơ rủi ro về thuế và các hộ/cá nhân kinh doanh lẻ nhỏ. Các doanh nghiệp còn lại thì sử dụng hóa đơn điện tử thông thường – không có mã của cơ quan thuế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *