Mua ngay
Hotline1900-6811
Translate by google
TIN TỨC » IFRS là gì? Tất tần tật những thông tin về IFRS mà...
Thứ tư, 11/01/2023, 16:55    

IFRS là gì? Tất tần tật những thông tin về IFRS mà bạn cần biết

Từ năm 2020 đến 2025, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện chuyển đổi từ Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) thành Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS). Vậy, cụ thể chuẩn mực IFRS là gì? Tầm quan trọng của IFRS như thế nào? Vì sao phải thực hiện cuộc chuyển đổi này? Cùng CÔNG TY PHẦN MỀM FAST tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

IFRS là gì? Tại sao nên chuyển đổi từ VAS sang IFRS?

IFRS là gì? Tại sao nên chuyển đổi từ VAS sang IFRS?

IFRS là gì?

Vào ngày 16/03/2022, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 345/QĐ-BTC về việc phê duyệt “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam”. Theo đó, quá trình chuyển đổi từ Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS sang Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS sẽ được áp dụng bắt buộc từ năm 2025. Vậy, cụ thể IFRS là gì?

IFRS có tên đầy đủ là International Financial Reporting Standards. Đây là chuẩn mực do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế International Accounting Standards Board (IASB) thiết kế và phát triển.

Mục tiêu chính của IFRS chính là cung cấp một bộ quy tắc về cách lập và trình bày báo cáo tài chính sao cho có sự thống nhất, minh bạch và có thể so sánh trên phạm vi toàn thế giới. Nhờ đó, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trở nên thống nhất và đảm bảo tin cậy, có thể so sánh với các doanh nghiệp khác, hay rộng hơn là các quốc gia khác.

Danh sách các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS là gì?

Tính đến thời điểm hiện tại, IFRS có tất cả 16 chuẩn mực. Trong đó chuẩn mực IFRS 4 được cập nhật và thay thế bởi IFRS 17.

Danh sách các chuẩn mực IFRS

Danh sách các chuẩn mực IFRS

Tầm quan trọng của IFRS trong bối cảnh hiện nay

Việc chuyển đổi sang Chuẩn mực Báo cáo Tài chính IFRS có vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay. 

    • Tạo ra ngôn ngữ kế toán chung trên toàn thế giới, cung cấp cách lập và trình bày báo cáo tài chính theo một khuôn khổ thống nhất và đáng tin cậy.
    • Nhờ IFRS mà mọi doanh nghiệp, nhà đầu tư, kế toán viên, kiểm toán viên đều có thể hiểu, sử dụng và có cái nhìn tổng quan về tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.
    • Chuẩn mực IFRS cũng giúp phản ánh giá trị thực tế của tổ chức, doanh nghiệp, hơn các chuẩn mực riêng của từng quốc gia hay chuẩn mực IAS chủ yếu mang nguyên tắc kế toán quốc tế là giá gốc.
    • Với các doanh nghiệp có chi nhánh đa quốc gia thì việc chuyển đổi sang chuẩn mực quốc tế chung IFRS sẽ giúp tối ưu được chi phí chuyển đổi báo cáo tài chính. Bên cạnh đó cũng giúp chuẩn hóa các thủ tục kế toán, dễ dàng hơn trong việc quản lý nhân sự bằng một ngôn ngữ kế toán chung.
    • Bắt kịp xu hướng chuyển đổi sang chuẩn mực quốc tế IFRS của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo số liệu thống kê vào tháng 4/2018 của IFRS.org, có hơn 144/166 quốc gia đã bắt buộc dùng chuẩn mực IFRS. Tại Việt Nam hiện cũng đang bắt đầu triển khai và dự kiến áp dụng bắt buộc IFRS vào năm 2025.

IFRS được ban hành để tạo ra ngôn ngữ kế toán chung trên toàn thế giới

IFRS được ban hành để tạo ra ngôn ngữ kế toán chung trên toàn thế giới

Lợi ích của việc áp dụng IFRS tại Việt Nam

Theo khuyến cáo từ Ngân hàng Thế giới, các quốc gia ưu tiên áp dụng IFRS. Bởi, đây là chuẩn mực được quốc tế áp dụng rộng rãi, vận dụng linh hoạt hơn so với các chuẩn mực riêng của từng quốc gia. Tại Việt Nam, việc áp dụng IFRS cũng mang đến nhiều lợi ích to lớn.

Là “ngôn ngữ” chung

IFRS được xem như ngôn ngữ kế toán chung của các quốc gia trên thế giới. Thông qua IFRS, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể hiểu, đánh giá và so sánh thông tin tài chính giữa các đơn vị một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Dễ dàng tạo dựng khuôn khổ pháp lý theo chuẩn quốc tế

Một trong những lợi ích của việc áp dụng IFRS mà doanh nghiệp không nên bỏ qua đó chính là được niêm yết trên thị trường quốc tế. Ngoài ra cũng có thể nhận được các khoản vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế,... Đồng thời tạo ra một khuôn khổ pháp lý chung trên toàn thế giới.

IFRS giúp tạo dựng khuôn khổ pháp lý theo chuẩn quốc tế

IFRS giúp tạo dựng khuôn khổ pháp lý theo chuẩn quốc tế

Cụ thể:

    • Đối với thị trường sơ cấp: Tạo ra căn cứ pháp lý rõ ràng cho các ngân hàng, tổ chức tài chính trong việc hạch toán các công cụ tài chính, ví dụ như hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn,...
    • Đối với thị trường thứ cấp: Góp phần thúc đầy hoạt động đầu tư vào các công cụ tài chính phái sinh thông qua việc ban hành đầy đủ chuẩn mực BCTC. Bên cạnh đó còn giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng nâng hạng.

Nâng cao tính minh bạch và trung thực của BCTC

Các khoản mục BCTC theo yêu cầu của chuẩn mực IFRS phải được ghi nhận và trình bày theo bản chất. Điều này giúp giảm thiểu sự tác động của các hình thức giao dịch đến phương pháp kế toán. Đồng thời cũng tạo nên sự trực quan, dễ so sánh giữa BCTC của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp khác trên thế giới.

Bên cạnh đó, yêu cầu về trình bày và thuyết minh cũng trở nên đầy đủ và chi tiết hơn. BCTC có thể cung cấp được tình hình tại thời điểm báo cáo một cách chính xác. Từ đó cũng giúp ban giám đốc có căn cứ và công cụ để đánh giá, cũng như điều hành phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và trong tương lai.

IFRS giúp nâng cao tính minh bạch và trung thực trong BCTC

IFRS giúp nâng cao tính minh bạch và trung thực trong BCTC

Nhìn chung

Từ kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp châu Âu, đó là họ đã không thực hiện chuyển đổi sang IFRS từ sớm. Điều này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định phạm vi công việc khi lập kế hoạch. Đồng thời không xác định được các vấn đề cốt lõi cần ưu tiên xử lý.

Vì vậy, quá trình chuyển đổi nên được thực hiện từ sớm và tận dụng nhất quán hệ thống nhân sự kế toán từ khi bắt đầu cho đến khi lập BCTC. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tối ưu được chi phí liên quan và thu về được nhiều lợi ích lâu dài sau khi chuyển đổi.

Sự khác nhau giữa IAS và IFRS là gì?

Để so sánh chuẩn mực IAS và IFRS, quý khách có thể tham khảo thông qua bảng dưới đây.

Nội dung

IAS

IFRS

Tên đầy đủ

International Accounting Standards: Chuẩn mực Kế toán Quốc tế

International Financial Reporting Standards: Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế

Thời gian phát hành

Các chuẩn mực được phát hành từ năm 1973 đến năm 2001

Phát hành các chuẩn mực sau năm 2001

Tổ chức ban hành

Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASC

Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IASB

Cách thức trình bày và

ghi nhận tài sản dài hạn

Không có các quy tắc về việc xác định, đo lường, trình bày và công bố đối với tài sản dài hạn để bán

Có các quy tắc liên quan đến việc xác định, đo lường, trình bày và công bố tài sản dài hạn để bán

Số lượng chuẩn mực (tính đến thời điểm hiện tại vì được cập nhật thường xuyên)

Gồm 41 chuẩn mực và đang được cải chính dần, hiện còn áp dụng 23 chuẩn mực

Gồm 16 chuẩn mực, trong đó chuẩn mực IFRS 4 được cập nhật và thay thế bởi IFRS

Cải chính

Các nguyên tắc sẽ bị loại bỏ khi cải chính

Các nguyên tắc được xem xét khi cải chính

Nguyên nhân có sự chuyển đổi từ IAS sang IFRS là gì?

Trước đây, các quốc gia trên thế giới cũng có chuẩn mực quốc tế chung đó là IAS. Vậy, tại sao không áp dụng IAS mà phải chuyển đổi sang IFRS? Có thể giải thích lý do có sự chuyển đổi này thông qua 3 nguyên nhân chính sau đây.

Sự chuyển đổi từ IAS sang IFRS là điều tất yếu

Sự chuyển đổi từ IAS sang IFRS là điều tất yếu

Nguyên tắc giá gốc không còn phù hợp

Mặc dù, IAS cũng là chuẩn mực kế toán quốc tế, bao gồm các tiêu chuẩn, nguyên tắc và khuôn khổ chung có thể áp dụng cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chuẩn mực này chủ yếu tuân theo nguyên tắc giá gốc - nguyên tắc đã không còn phù hợp với nền kinh tế hiện tại.

Trong khi đó, IFRS được phát hành và trở thành một bản cập nhật đầy đủ và hiện đại hơn so với IAS. Bên cạnh đó, chuẩn mực kế toán mới này nghiêng về nguyên tắc giá trị hợp lý, phù hợp hơn với bối cảnh mà khoảng cách giữa giá gốc và giá trị thực tế của tài sản ngày càng lớn.

Vì vậy, sự ra đời của IFRS như một điều tất yếu để phản ánh đúng giá trị hợp lý của tài sản. Thông qua IFRS, các doanh nghiệp trên toàn thế giới có thể tìm được một khuôn mẫu, tiếng nói chung trong công tác kế toán tài chính.

Sự bất cập trong việc chuyển đổi giữa chuẩn mực của từng quốc gia và IAS

Hầu như các quốc gia trước đây đều có chuẩn mực kế toán riêng của mình, dẫu trên thế giới đã có chuẩn mực quốc tế IAS. Điều này khiến cho các doanh nghiệp có chi nhánh đa quốc gia hay niêm yết thị trường chứng khoán ở đất nước khác gặp nhiều khó khăn trong công tác tài chính kế toán.

Quá trình chuyển đổi sang IAS gặp nhiều bất cập

Quá trình chuyển đổi sang IAS gặp nhiều bất cập

Do đó, việc chuyển đổi sang một chuẩn mực kế toán chung IFRS là điều nhất thiết phải thực hiện để có thể tối ưu được thời gian và nguồn lực xã hội. Đồng thời cũng tạo được sự minh bạch thông tin của các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

IFRS là nỗ lực thay đổi từ hòa hợp sang hội tụ

Có thể thấy rằng, việc mỗi quốc gia áp dụng một chuẩn mực kế toán riêng sẽ tạo nên nhiều sự khác biệt trong báo cáo tài chính. Từ đó khó có thể dung hòa với nhau. Vì vậy, việc thành lập một chuẩn mực quốc tế chung trên toàn thế giới sẽ là giải pháp thiết thực để giúp chuẩn mực kế toán của các quốc gia khác nhau có thể dung hòa và hội tụ.

Lộ trình áp dụng IFRS - Chuyển đổi VAS sang IFRS

Trong quyết định số 345/QĐ-BTC của Bộ Tài chính cũng đã nêu rõ về phương án công bố và áp dụng IFRS. Cụ thể sẽ chia thành 3 giai đoạn, bao gồm chuẩn bị, áp dụng tự nguyện và áp dụng bắt buộc. Nội dung chi tiết được trình bày như sau.

Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam

Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam

Giai đoạn 1 - Giai đoạn chuẩn bị (từ năm 2020 đến năm 2021)

Giai đoạn này sẽ tập trung vào các công việc cơ bản như sau:

    • Xây dựng và ban hành các văn bản, đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam.
    • Thành lập ban dịch thuật và công bố bản dịch IFRS sang tiếng Việt.
    • Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán IFRS.
    • Đào tạo nguồn nhân lực, quy trình để có thể triển khai áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp.

Giai đoạn 2 - Áp dụng tự nguyện (từ năm 2022 đến năm 2025)

Ở thời điểm này, các doanh nghiệp có nhu cầu và đủ điều kiện có thể áp dụng chuẩn mực IFRS trên hình thức tự nguyện. Các doanh nghiệp chỉ cần thông báo cho Bộ Tài chính trước khi thực hiện để lập báo cáo tài chính hợp nhất hay báo cáo riêng.

    • Những đối tượng lập báo cáo tài chính hợp nhất: Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước có quy mô lớn hoặc có các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết, các công ty mẹ khác cho nhu cầu tự nguyện áp dụng IFRS. 
    • Đối tượng lập báo cáo tài chính riêng: Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài có nhu cầu và đủ nguồn lực, đã thông báo cho Bộ Tài chính.

Các doanh nghiệp có nhu cầu và đủ khả năng có thể tự nguyện áp dụng IFRS

Các doanh nghiệp có nhu cầu và đủ khả năng có thể tự nguyện áp dụng IFRS

Giai đoạn 3 - Áp dụng bắt buộc (từ sau năm 2025)

Dự kiến đến năm 2025, tất cả các doanh nghiệp sẽ phải áp dụng IFRS theo hình thức bắt buộc.

    • Đối với báo cáo tài chính hợp nhất: Căn cứ nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp và tình hình thực tế mà Bộ Tài chính đưa ra phương án áp dụng IFRS cho tất cả các doanh nghiệp, trừ các công ty đã áp dụng IFRS hay doanh nghiệp có chế độ kế toán siêu nhỏ.
    • Đối với báo cáo tài chính riêng: Dựa vào tình hình thực tế ở Giai đoạn 1 để Bộ Tài chính quy định thời điểm áp dụng IFRS bắt buộc hoặc tự nguyện để lập báo cáo tài chính riêng, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.

Có thể thấy rằng, việc đổi mới trong lĩnh vực tài chính là không thể thực hiện “một sớm một chiều”. Quy trình này đòi hỏi doanh nghiệp của quý khách phải có đội ngũ kế toán và tài chính được đào tạo bài bản, có năng lực. Vì vậy, để nhanh chóng thích nghi với IFRS, quý khách cần tìm hiểu kiến thức chuyên sâu và áp dụng chuẩn mực này ngay từ bây giờ.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của CÔNG TY PHẦN MỀM FAST về chuẩn mực kế toán IFRS là gì. Nếu cảm thấy bài viết này bổ ích, quý khách hãy chia sẻ rộng rãi đến mọi người nhé!

Ý kiến bạn đọc (0 bình luận)
Bạn có thể quan tâm
[Mua 1 tặng 1] Mua phần mềm kế toán FAST tặng phần mềm hóa đơn điện tử
FAST triển khai thành công dự án hóa đơn điện tử xăng dầu cho Công ty Hương Thủy
Chứng thư số là gì? Phân biệt chứng thư số và chữ ký số?
Hướng dẫn cách hạch toán thuế TNCN chi tiết
IFRS là gì? Tất tần tật những thông tin về IFRS mà bạn cần biết
Các mẫu chứng từ và hóa đơn điện tử trên Fast e-Invoice theo TT 78/2021-TTBTC
Fast e-Invoice: Phát hành hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế khởi tạo từ máy tính tiền
Fast e-Invoice tích hợp tính năng gửi hóa đơn điện tử qua Zalo
Phần mềm FAST đáp ứng Nghị định 44/2023/NĐ-CP về áp dụng mức thuế suất GTGT 8%
Fast e-Invoice cập nhật tính năng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
Tin nhiều người đọc
FAST ra mắt giải pháp hóa đơn điện tử Fast e-Invoice
 
Tại sao phần mềm đám mây hiệu quả cho doanh nghiệp?
 
6 Giai đoạn trong quy trình phát triển một hệ thống thông tin
 
Giới thiệu về giải pháp hóa đơn điện tử Fast e-Invoice
 
Các công việc của kế toán là gì?
 
VIDEO CLIP

LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

VĂN PHÒNG TẠI TP HÀ NỘI

Ðịa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà CT1B, Khu VOV, P. Mễ Trì, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

 Tổng đài: (024) 7108-8288/ 8888-8288

Hỗ trợ ngoài giờ: (024) 7108-8288/ 8888-8288 (line 4)


VĂN PHÒNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Ðịa chỉ: Số 29, Đường số 18, Khu phố 4, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Tổng đài mua hàng: (028) 7108-8788

Tổng đài CSKH: 1900-6811

Fax: (028) 3848-6068


VĂN PHÒNG TẠI TP ÐÀ NẴNG

Ðịa chỉ: Số 59B Lê Lợi, P. Thạch Thang, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng

 Tổng đài: (0236) 381-0532

Fax: (0236) 381-2692

Hỗ trợ ngoài giờ: 090-588-8462


DMCA.com Protection Status

Họ tên(*)

Tỉnh/Thành phố
Yêu cầu
Điện thoại(*)
Email(*)